Bạn đã biết những điều thú vị này ở Đà Lạt ?

Người ta đặt cho Đà Lạt những cái tên mĩ miều “thành phố ngàn hoa”, “thành phố trên cao nguyên”, “Thành phố của rừng thông”, “Thành phố của mùa xuân vĩnh cửu”,… với tất cả cái tên ấy, người ta gọi tên Đà Lạt như đã hiểu về nó lắm. nhưng dường như không phải như thế, Đà Lạt còn rất nhiều điều thú vị mà nhiều người chưa biết đấy! Cùng Vivoviet tìm hiểu những điều mà Đà Lạt còn giấu nhé !

1. Nguồn gốc cái tên Đà Lạt

Hiện nay có 3 cách giải thích thú vị cho cái tên Đà Lat.
Một là, Đà Lạt xuất phát từ cái tên Đa Lạch – tên một dòng suối kéo dài từ khoảng hồ Than Thở tới thác Cam Ly. Trong ngôn ngữ của những người sống trên cao nguyên miền Trung thì Đà Lạch có nghĩa là con suối của người Lạch, và được phát âm như từ Đà Lạt.
Hai là, khi người Pháp đến đây khai phá và kiến thiết, họ đã trao cho thành phố này một câu tiếng Latin:” Dat Aliis Laetitiam Aliis Temperiem”, có nghĩa là “Cho người này nguồn vui, cho kẻ khác sức khỏe”. Đà Lạt là viết tắt của câu nói trên.
Cuối cùng, theo cách giải thích từ hán việt, Đạt nghĩa là đa, là nhiều; Lạt gần giống với từ Lạc là vui vẻ. vậy hai từ Đà Lạt ghép lại thành thành phố nhiều niềm vui.

2. Bạn chưa hề chinh phục được Liang Biang như bạn đã tưởng đâu!

Tour xe jeep đưa bạn đến đỉnh đồi Radar cao 1929m so với mực nước biển nhưng thực tế là đỉnh núi Ông cao 2124m và đỉnh núi Bà cao 2167m mới là nơi cao nhất của ngọn núi Liang Biang.

3. Từng cùng với Thụy Sĩ là nước sở hữu tuyến đường sắt kì lạ nhất thế giới

Dưới thời Paul Doumer còn làm toàn quyền Đông Dương, ông đã cho xây dựng tuyến đường sắt kì lạ này để nối đoạn đường Đà Lạt – Phan Giang. Người ra đã phải lắp thêm những bánh răng cưa leo núi vào trong đầu máy xe lửa và thiết kế 16km đường ray răng cưa với mục tiêu la vươt qua được độ cao 1500m.

4. Người Hà Nội tạo lên làng trồng hoa đầu tiên


Chính vì Đà Lạt mang cái tên là “thành phố ngàn hóa” cho nên mọi người sẽ nghĩ rằng chính người Đà lạt đã hình nên những làng trồng hoa từ rất sớm. Tuy nhiên, thực tế là từ những năm 30, theo lời kệu gọi trồng hoa của ông Trần Văn Lý là Quản đạo Đà Lạt, Tổng đốc Hà Đông Hoàng Trọng Phu đã vận động 35 người nông dân từ các vùng trồng hoa nổi tiếng ven Hồ Tây như Tây Tựu, Quảng Bá, Ngọc Hà,… lên tàu hỏa vào Đà Lạt, mang theo các giống hoa và rau củ được trồng phổ biến ở Hà Nội vào.

5. Kinh đô có 1-0-2 ở Việt Nam

Năm 1949, vua Bảo Đại được Pháp chia cho vùng tây nguyên quản lý. Ông đã thiết lập quy chế tự trị đặc biệt tại đây và đặt thủ phủ lại Đà Lạt. Hiện nay vẫn còn lưu lại dấu tích thủ phủ xưa kia là dinh 1.2.3, mặc dù “triều đại này” kéo dài cực ngắn ngủi.

6. Môt Pháp thu nhỏ

Dưới thiết kế và kiến thiết của Pháp, Đà Lạt biến thành một thành phố mang hơi thở Pháp. Để vơi đi nỗi nhớ quê hương, pháp cho dựng lên ở Đà Lạt những công trình kiên trúc tiêu bieru ch các vùng của pháp.

Các bạn có thấy những điều này quen không, hãy chia sẻ cùng Vivoviet nhé!

Có thể bạn thích