Di sản văn hóa trong mối quan hệ với phát triển du lịch bền vững

Di sản văn hóa là nguồn tài nguyên lâu đời và vô giá tạo lên màu sắc riêng cho mỗi quốc gia, dân tộc. Nhất là với Việt Nam, bảo tồn và phát huy di sản văn hóa là một trong những nhiệm vụ trọng yếu để tiến tới phát triển du lịch bền vững. Tuy nhiên phải nói rằng vừa phải song hành mở cửa phục vụ du khách tham quan, vừa phải duy tu bảo dưỡng làm giàu thêm, đặc sắc thêm sắc màu di sản là một bài toán khó đối với tất cả các nước, không chỉ riêng Việt Nam.

Trên thực tế, du lịch là ngành công nghiệp không khói chủ yếu dựa vào di sản văn hóa để phát triển. Di sản văn hóa bao gồm di sản văn hóa vật thể và phi vật thể. Cả 2 loại hình di sản văn hóa này đều là thế mạnh của Việt Nam trong thời buổi phát triển du lịch. Tất cả các yếu tố đó là điểm thu hút khách đam mê kiến thức về văn hóa lịch sử truyền thống đến với Việt Nam cũng là điều mà Việt Nam cần lưu tâm hơn nữa để thúc đẩy du lịch.

Vịnh Hạ Long – Kỳ quan thiên nhiên thế giới

Chúng ta hoàn toàn có thể tự hào vì nền văn hóa vô cùng đa dạng và đặc sắc. Việt nam với 54 dân tộc anh em, mỗi dân tộc đều có truyền thống văn hóa, nếp sống riêng. Cùng với chiều dài lịch sử hơn 4000 năm trải qua bảo nhiêu biến cố không chỉ khiến con người Việt Nam thêm vững vàng và mạnh mẽ còn khiến cho văn hóa Việt Nam đa dạng hơn trong quá trình hội nhập giao lưu với các nền văn hóa khác nhau. Tất cả mang lại cho việt nam một kho tàng di sản đồ sộ phải kể đến 24 di sản được đánh giá là di sản văn hóa vật thể, phi vật thể cùng với di sản thiên nhiện được công nhận bởi UNESCO là di sản thế giới như : vịnh Hạ Long, ca trù, dân ca quan họ,…

Du khách thăm rừng dừa nước ở Hội An

Đa dạng văn hóa di sản phát huy thế mạnh và vai trò trong du lịch. Cụ thể, theo thống kê của Tổng cục du lịch Quần thể di tích cố đô Huế, năm 2017 đón 3 triệu lượt khách du lịch, trong đó 1,8 triệu khách du lịch quốc tế, thu được 320 tỷ đồng riêng từ vé tham quan; Phố cổ Hội An đón 1,96 triệu lượt khách, thu về 219 tỷ đồng riêng từ vé tham quan, và vô vàn các di sản khác đang không ngừng được đầu tư cơ sở hạ tầng để thu hút nhiều hơn nữa khách du lịch trong nước và quốc tế.

Tuy nhiên, so với những gì di sản mang lại cho ngành công nghiệp mũi nhọn là du lịch thì việc đầu tư phát triển và bảo tồn di sản chưa được cân nhắc một cách chính đáng. Thậm chí là, vì để phát huy du lịch, công tác duy tu bảo dưỡng các di sản lại bị xem nhẹ. Trong mấy năm qua, trên các báo đài, các phương tiện truyền thông, có rát nhiều ý kiến về việc khai thác quá mức đã tạo lên sư phản đối kịch liệt từ phía nhân dân : dự án xây dựng cáp treo và khai thác con đường thám hiểm xuyên động Sơn Đoòng (Quảng Bình), Tràng An “cổ” xây dựng không hề được cấp phép,…

Vì vậy, khi xác định để du lịch trở thành đầu tàu, ngành kinh tế chủ lực cần phải đảm bảo hài hòa giữa 2 yếu tố là khai thác và bảo tồn di sản. di sản là nguồn tài nguyên không thể thay thế. Một khái niệm mới đã đựa dưa vào là “di snar tích cực” tức là đưa các giá trị vốn có của di sản vào đời sống sinh hoạt hàng ngày để duy trì vf phát huy. Nhiệm vụ này cần sự kết hợp chặt chẽ của ngành du lịch, các cấp chính quyền và toàn bộ nhân dân. Trước hết là để xây dựng chương trình phát triển du lịch kết hợp di sản có sư tính toán cân đối hợp lí. 2 là có những phương sách bảo tồn duy tu liên tục, không để di sản chịu sức ép quá tải từ du lịch. Và cuối cùng đó là phải nâng cao ý thức trách nhiệm của ngươi dân trong sử dụng và duy trì, bảo vệ các di sản.

Có thể bạn thích